preload

Cách quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả bạn nên biết!

09/05/2024

- Blog
9,820 lượt xem

Cách quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả khó hơn những gì bạn nghĩ! Khác với những doanh nghiệp lớn, vận hành theo quy trình, quản lý doanh nghiệp đòi hỏi kỹ năng và độ nhạy bén khá nhiều. Nhiệm vụ của người lãnh đạo/ quản lý là xây dựng hệ thống nhân sự chuyên môn vận hành theo quy trình chuẩn. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình phát triển về sau của doanh nghiệp.

Cách quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả khó hơn những gì bạn nghĩ! Khác với những doanh nghiệp lớn, vận hành theo quy trình, quản lý doanh nghiệp đòi hỏi kỹ năng và độ nhạy bén khá nhiều. Nhiệm vụ của người lãnh đạo/ quản lý là xây dựng hệ thống nhân sự chuyên môn vận hành theo quy trình chuẩn. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình phát triển về sau của doanh nghiệp.

Nhiều người thường ví cách quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả là cả một nghệ thuật. Để làm tốt vai trò của mình, người quản lý/ chủ doanh nghiệp cần phải nắm vững chuyên môn cùng kỹ năng phân tích tình huống. Qua đó giúp phát hiện điểm mạnh – yếu, từ đó đưa ra biện pháp phát huy hoặc loại trừ nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn của doanh nghiệp.

Để có được một phương cách quản lý tối ưu nhà quản trị cần đặt ra được những mục tiêu rõ ràng, tính toán chi tiết, lường trước những rủi ro, tiềm ẩn có thể xảy ra. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ phát triển toàn diện, mở rộng hơn.

Đương nhiên, quản trị doanh nghiệp hiện nay cũng không nằm ngoài 4 chức năng cụ thể bao gồm: hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát, tổng hợp và phân tích báo cáo. Điều này đặc biệt khó khăn hơn với những doanh nghiệp nhỏ, nhất là với những người quản lý/ trực tiếp điều hành. Cách quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả trong tình huống này đòi hỏi nhà quản lý cần có khả năng bao quát toàn diện mọi vấn đề từ nhân sự, hoạt động buôn bán đến xử lý/ khắc phục những rủi ro tiềm ẩn.

Đâu là dữ liệu, con số người quản lý doanh nghiệp nhỏ cần nắm được?

Năng suất, hiệu quả công việc

Việc kiểm soát năng suất, hiệu quả công việc của người lao động giúp kịp thời điều chỉnh/ phân công công việc phù hợp. Đồng thời, quá trình này còn giúp phát hiện những sai phạm, yếu kém kịp thời đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời,

Tình hình tài chính doanh nghiệp

Kiểm soát tình hình tài chính giúp nhà quản lý nắm bắt được tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Đồng thời phát hiện, giải quyết được những vấn đề đáng báo động về tình hình tài chính, xử lý dư nợ, ngăn chặn việc tiêu hao tiền mặt, tiền vốn khi cần

Kiểm soát lượng hàng bán ra

Theo dõi chặt chẽ lượng hàng bán ra mỗi ngày, theo tuần/ tháng… Qúa trình này giúp nhà quản lý nắm bắt, tìm hiểu nguyên nhân lượng hàng bán ra tăng giảm ra sao? Vì sao có tình trạng tăng – giảm đột xuất. Từ đó đưa ra những giải pháp điều chỉnh thích hợp với nhu cầu tiêu dùng cũng như lợi ích của toàn doanh nghiệp.

Đương nhiên, cách quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả sẽ không thể thiếu yếu tố lương thưởng và chế độ đãi ngộ nhân viên hợp lý. Tiền bạc – tác nhân kích thích giúp nhân viên có động lực, nhiệt huyết làm việc tốt hơn. Do đó, trách nhiệm của người làm quản lý nhân sự/ chủ doanh nghiệp là: đánh giá đúng năng lực nhân viên, đưa ra mức lương thưởng xứng đáng với năng lực của người lao động. Làm tốt được điều này giúp doanh nghiệp phát triển, toàn diện hơn.

>> Cách quản lý nhân sự tối ưu nhất hiện nay

Trải nghiệm giải pháp

quản lý và chăm sóc khách hàng toàn diện cho SMEs Việt

Trải nghiệm thử

Hotline 24/7: (024) 6262 7662