preload

[Infographic] Thói quen nhảy việc ở Việt Nam – khảo sát của Vietnamwork

29/03/2024

- Quản lý đội ngũ bán hàng
7,284 lượt xem

Công ty tuyển dụng trực tuyến VietnamWorks vừa công bố kết quả kháo sát người tìm việc với chủ đề “Quan điểm về nhảy việc của lao động Việt Nam”. Khảo sát được thực hiện trên 12.652 người lao động tại Việt Nam trong tháng 1 năm 2015.

 

Tuy nhiên, cơ hội thăng tiến là yếu tố kém quan trọng hơn trong việc quyết định nhảy việc đối với nhân viên trên 10 năm kinh nghiệm, chỉ chiếm 48%, trong khi đối với nhân viên dưới 5 năm kinh nghiệm, tỉ lệ này lên đến 61%.

Càng thâm niên càng có nhu cầu được tán thưởng

Trong nhóm người lao động có kinh nghiệm 5 năm trở xuống, cơ hội thăng tiến và phát triển bản thân là tiêu chí được nhiều người cân nhắc nhất khi quyết định chuyển việc. Trong khi đó, với nhóm người lao động có kinh nghiệm 5 năm trở lên, cảm thấy được trân trọng hơn và đánh giá cao trong công việc mới là yếu tố phổ biến nhất ảnh hưởng đến quyết định nhảy việc, chiếm đến 58% đối với người tìm việc 5 đến 10 năm kinh nghiệm và 61% với người tìm việc có hơn 10 năm kinh nghiệm.

Người lao động trong nhóm này dễ nhảy việc một khi trải qua cảm giác không được trân trọng trong công việc hiện tại, chẳng hạn như những thành tựu đạt được không được công nhận nhưng khi phạm sai lầm thì lại bị chỉ mặt đặt tên. Một trường hợp nữa của việc cảm thấy không được trân trọng là họ cảm thấy có thể bị thay thế một cách dễ dàng mà hoàn toàn không gây ra hệ quả xấu nào đối với công ty.

Người nhiều kinh nghiệm khắt khe hơn với cấp trên

Trong khi chỉ có 33% nhóm người ít hơn 2 năm kinh nghiệm chọn lý do “Sếp Không Phù Hợp” là lý do khiến mình nhảy việc, thì có tới 47% – gần một nửa số người trên 10 năm kinh nghiệm, chọn lý do này. Sếp không phù hợp được định nghĩa là những cấp trên có phong cách làm việc quá khác biệt, hoặc gây cản trở đến sự phát triển sự nghiệp và thành tựu trong công việc của cấp dưới.

Những người ít kinh nghiệm đi làm có thể bỏ qua cho những hành vi cản trở sự phát triển nghề nghiệp của cấp trên, nhưng đối với những người đã dày dặn kinh nghiệm ở văn phòng, việc có một lãnh đạo biết dẫn dắt và tôn trọng mình là một nhu cầu thiết yếu.

Người Việt Nam vẫn chọn giải pháp an toàn cho sự nghiệp

Khi trả lời câu hỏi “Thời điểm nào nhảy việc là tốt nhất?”, 40% số người được khảo sát cho biết họ chỉ nhảy việc khi đã tìm được việc làm mới. Lựa chọn khá phổ biến này xuất phát từ tư tưởng phải có một việc làm ổn định của người Việt. Thất nghiệp là tình trạng không ai mong muốn, và mặc dù không còn cảm thấy phù hợp với công ty cũ nữa, nhiều người vẫn quyết định ở lại làm để chờ đợi một cơ hội khác, thay vì xin nghỉ và tập trung tìm kiếm một việc làm phù hợp hơn.

Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng cho thấy người tìm việc Việt Nam nắm bắt khá tốt tình hình tuyển dụng lao động, khi 29% số người được khảo sát chọn thời điểm sau Tết là thời gian nhảy việc lý tưởng nhất, cho dù có tìm được việc mới hay không. Sau Tết là mùa tuyển dụng nóng khi hàng loạt các công ty đăng tuyển các vị trí quan trọng để thúc đẩy kinh doanh trong năm mới. Do đó, đây là lúc nguồn công việc dồi dào và người tìm việc có nhiều cơ hội lựa chọn và tìm kiếm được việc làm mơ ước nhất.

Những người có nhiều năm kinh nghiệm chủ động hơn trong sự nghiệp: họ sẵn sàng nghỉ việc nếu không thấy công việc hiện tại phù hợp nữa. Tuy nhiên, họ cũng là đối tượng ưa thích sự an toàn và ổn định nhất, khi thích nghỉ việc khi đã tìm được một công việc mới. Ngược lại, những người ít năm kinh nghiệm hơn thì lại linh động và dễ nhảy việc vào những mùa tuyển dụng rầm rộ như mùa sau Tết.

Trải nghiệm giải pháp

quản lý và chăm sóc khách hàng toàn diện cho SMEs Việt

Trải nghiệm thử

Hotline 24/7: (024) 6262 7662