preload

4 bước đơn giản để giải giải quyết nhân viên “dọa” xin nghỉ việc

28/03/2024

- Quản lý công việc
18,753 lượt xem

Trong bất kì một tổ chức hay doanh nghiệp, nhân viên luôn đóng vai trò quan trọng và quyết định đến thành công hoặc thất bại của tổ chức đó. Vì vậy, chăm lo cho lợi ích và bảo vệ quyền lợi của nhân viên là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhà lãnh đạo cũng có thể hoàn thành trách nhiệm này bởi có những kiểu nhân viên khiến họ… “bốc hỏa” và muốn sa thải ngay lập tức.

Bạn hãy tưởng tượng, một nhân viên của bạn đang đòi nghỉ việc, đó là những nhân sự quan trọng, key member, của công ty. Không chỉ thế, họ còn có ý định sử dụng việc đó như là một vũ khí đe doạ chủ doanh nghiệp.

Khi có dấu hiệu của tình trạng này xảy ra, bạn hãy chú ý và thực hiện 4 bước sau để chủ động trong “cuộc chiến – không mong muốn – chắc chắn sẽ xảy ra”:

Bước 1: Phân loại dạng nghỉ việc, của người đó, và tất cả các nhân viên liên quan

 

Nghỉ việc theo mùa vụ: Chúng ta thường thấy nhân viên xin nghỉ việc vào những thời điểm nhất định trong năm, chẳng hạn sau một giai đoạn kinh doanh phát đạt. Điều này thường xảy ra với những nhân viên có lương chủ yếu dựa vào hoa hồng. Đó là vì họ muốn theo đuổi môi trường và thị trường mà họ có thể duy trì cơ hội kiếm tiền.

 

Nghỉ việc do thiếu cơ hội thăng tiến: Đôi lúc bạn có thể rơi vào một cái vòng luẩn quẩn của việc tuyển dụng. Đó là khi nhân viên đã khẳng định được năng lực của mình, họ quyết định ra đi vì không còn thấy triển vọng phát triển xa hơn trong công ty.

 

“Tháo chạy” hàng loạt: Đây là tình huống xấu nhất cho một doanh nghiệp. Một số lượng lớn nhân viên quyết định nghỉ việc cùng một lúc vì nhiều lý do như không hòa hợp với một người quản lý mới, bất đồng về lương bổng với công đoàn, hoặc nghe thấy tin tức về những khó khăn tài chính tiềm ẩn trong ngành bạn đang kinh doanh.

Tìm hiểu thêm Khảo sát tình huống xin nghỉ việc của nhân viên

 

Bước 2: Chuẩn bị: Lên kế hoạch giảm ảnh hưởng của việc nghỉ việc đó ảnh hưởng tới công ty - Bước thực hiện tuyệt đối bí mật, tránh để người đó biết ban giám đốc có hành động.

 

Kiểm soát công nợ: Làm việc với phòng kế toán, kho, để tìm ra những công nợ của những nhân viên đó, những hóa đơn của người đó còn nợ, 

 

Kiểm soát khách hàng người đó thường xuyên làm việc- sử dụng những biện pháp gián tiếp, như yêu cầu toàn bộ nhân viên kinh doanh nộp lại danh sách khách hàng thường xuyên làm việc - như một biện pháp thống kê hoạt động kinh doanh để tăng lương.

Tìm hiểu thêm: Sử dụng Getfly CRM để quản lý danh sách khách hàng

Kiểm soát số lượng nhân viên cấp dưới có thể bị ảnh hưởng

Đẩy mạnh tuyển dụng: Tuyển dụng theo phương án: tuyển 2 nhân viên với cùng mô tả công việc như người chuẩn bị nghỉ, đưa vào làm nhân viên thực tập, giúp đỡ đối tượng đang cho nghỉ việc

 

Giao tiếp với nhân viên: Không có gì làm người ta khó chịu hơn một bầu không khí khép kín trong doanh nghiệp. Vì thế, hãy cởi mở với nhân viên của bạn, chia sẻ tầm nhìn về tương lai của doanh nghiệp và chỉ cho họ thấy họ phù hợp với mục tiêu tổng thể như thế nào.

 

Tăng phúc lợi: Nhân viên luôn thích được tăng lương. Tuy nhiên, ngoài tăng lương ra, bạn còn có thể làm nhiều điều khác để động viên tinh thần làm việc của nhân viên. Những chính sách động viên của bạn nên phù hợp với những vấn đề công ty đang gặp phải. Chẳng hạn, nếu cảm thấy sự thiếu cân bằng giữa cuộc sống và công việc là nguyên nhân khiến nhiều nhân viên ra đi, bạn có thể tăng số ngày phép cho nhân viên.

 

Bước 3: Chuẩn bị tâm lý cho điều khắc nghiệt nhất

Bạn chỉ có thể giữ những người muốn ở lại, bạn không thể giữ những người đã muốn ra đi. Nếu họ có nể nang mà ở lại thì năng suất làm việc cũng không như bạn mong muốn đâu. Hơn nữa, một vài người sẽ lợi dụng sự thiết tha của bạn để yêu sách này nọ. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến công việc và những người nhân viên khác. Người mới biết đâu lại tốt hơn người cũ!

 

Trong tất cả những lựa chọn, sự lựa chọn có lợi cho doanh nghiệp phải được ưu tiên hàng đầu. Không có người đó, công việc công ty có thể chậm lại 1 ngày, 1 tuần hay thậm chí 1 tháng, nhưng doanh nghiệp luôn có thể phục hồi, miễn là người giám đốc có ý chí. 

 

Trong công ty, không ai là không thể thay thế, cả là giám đốc. 

( Tất cả những người không thể thay thế - thì đang nằm đầy ở nghĩa địa)

 

Bước 4: Giải quyết : 

Nguyên tắc trong bước này: 

1. Không vi phạm luật lao động

2. Giảm thiểu số nhân viên nghỉ việc

3. Chỉ giữ người muốn ở lại, không giữ người muốn ra đi

 

Thẳng thắn trao đổi

Hãy sắp xếp một buổi trao đổi với nhân viên đó, tìm hiểu xem tại sao họ muốn ra đi. Hãy chân thành để nhận được câu trả lời thành thật nhất. Có thể họ vẫn muốn ở lại làm nhưng có nhiều nỗi bức xúc không thể nói ra. Cuộc trao đổi ngắn có thể giúp bạn giữ chân họ, nếu không thì cũng cho bạn một bài học về cách quản lý nhân viên. Biết đâu họ ra đi do lỗi của bạn thì sao?

Yêu cầu nhân viên nộp đơn xin thôi việc

Hãy yêu cầu họ nộp đơn thay vì chỉ thông báo bằng miệng, trong đó ghi rõ nguyên nhân xin nghỉ việc. Lý do nghỉ phải phù hợp với luật lao động, quy định riêng của công ty và bản hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên trước đây. Nếu họ đưa ra những lý do không chính đáng, chẳng hạn “Tôi muốn nghỉ việc vì công ty trả lương không xứng đáng” (trong khi mức lương họ nhận đã cao hơn mức thỏa thuận trong hợp đồng) thì bạn phải bác bỏ ngay. Lá đơn sẽ là bằng chứng để tránh những sự tranh cãi hay bất đồng có thể phát sinh sau này.

Chấp nhận bằng văn bản

Bản thân bạn khi đã chấp nhận để họ ra đi thì cũng nên có văn bản đi kèm. Đó là cách giải quyết của một lãnh đạo đàng hoàng và chuyên nghiệp.

Yêu cầu nhân viên đề bạt nhân sự thay thế

Tất nhiên, ý kiến của nhân viên xin thôi việc chỉ là để tham khảo, nhưng chính họ là người hiểu rõ nhất vị trí họ đang làm. Hơn nữa điều đó thể hiện trách nhiệm của họ.

 

Thay cho lời kết: 

Suy cho cùng, nhân viên có muốn làm việc hay xin nghỉ việc tại công ty, vẫn là do cách đối xử của chủ doanh nghiệp.

"Đào tạo nhân viên thật tốt, họ sẽ bỏ chúng ta mà đi.

Đối xử với nhân viên sao cho tốt, họ sẽ không bao giờ làm thế nữa..."

 

Xây dựng Văn hóa thôi việc tại công ty

Trải nghiệm giải pháp

quản lý và chăm sóc khách hàng toàn diện cho SMEs Việt

Trải nghiệm thử

Hotline 24/7: (024) 6262 7662