preload

Cách điều hành nhân viên cấp dưới “khó bảo”

19/04/2024

- Blog
6,419 lượt xem

Cách điều hành nhân viên thường không đơn giản, nhất là với những nhân viên cấp dưới khó bảo. Điều này đòi hỏi ở người quản lý năng lực và kinh nghiệm dày dặn.

Cách điều hành nhân viên thường không đơn giản, nhất là với những nhân viên cấp dưới khó bảo. Điều này đòi hỏi ở người quản lý năng lực và kinh nghiệm dày dặn.

Cần biết tách biệt cảm xúc riêng tư với công việc, không đem nhìn nhận/ ác cảm cá nhân trong việc cư xử và giải quyết công việc với nhân viên.

Có một thực tế, nhà quản lý thường tránh tương tác với những cá nhâ họ không thích, và tệ hơn, ra quyết định sa thải những nhân viên có vấn đề hay những nhân viên họ không thích. Cách điều hành nhân viên này chỉ mang tính chất phiếm diện, gây ra tâm lý ức chế, cảm thấy bị đối xử bất công của mỗi nhân viên. Với những nhân viên cấp dưới “khó bảo” người quản lý cần khéo léo “thu phục”, thay đổi, dẫn dắt họ đi đúng hướng.

Giải quyết khúc mắc tồn tại giữa nhà quản lý – nhân viên

Vì một số lý do nào đó khiến bạn không mấy thiện cảm với nhân viên cấp dưới. Hãy bình tĩnh, đối diện trực diện với vấn đề. Nếu bạn không mấy thiện cảm với nhân viên cấp dưới của mình, đương nhiên họ cũng dễ dàng nhận thấy điều đó. Hãy tích cực xóa tan bầu không khí thù địch đó, xóa bỏ cảm xúc cá nhân.

Hãy chỉ chú ý đến thái độ và năng lực của nhân viên

Điều tưởng chừng như chẳng liên quan mấy đến cách điều hành nhân viên nhưng lại thực sự quan trọng và cần thiết. Đừng để tính cách cá nhân của nhân viên can thiệp quá nhiều vào quá trình đánh giá và giao việc với nhân viên. Hãy bình tĩnh suy xét nhân cách, thái độ đối với công việc của họ chứ đừng vội vàng đánh giá họ chỉ bằng tiểu sử hay một vài lời chỉ trích cay độc. Việc hiểu sai hoặc đánh giá không đúng nhân viên vô hình trung sẽ tạo nên khách giữa nhà quản lý – nhân viên, sinh ra tâm lý chống đối, chán trường trong công việc.

Đừng dễ dàng bỏ qua vấn đề

Cách điều hành nhân viên cấp dưới hiệu quả không đồng nghĩa với việc bỏ qua những sai phạm, vấn đề nhân viên mắc phải. Điều đó không có nghĩa bạn – nhà quản lý chỉ trích  những sai phạm của họ mà là chỉ ra cho họ biết những điểm chưa được. Qua đó cùng khắc phục vấn đề. Bỏ qua sai phạm, vấn đề chỉ là giải pháp tạm thời, sai lầm vì thực tế những lỗi sai, vấn đề đó không được chỉ ra và khắc phục, Điều đó đồng nghĩa với việc nhân viên không biết mình mắc lỗi ở đâu và tiếp tục mắc phải nó. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp.

Trở thành “người bạn” của nhân viên

Hãy thử lắng nghe, thấu hiểu, trở thành người bạn của nhân viên. Bằng cách này, người quản lý có thể dễ dàng lắng nghe những chia sẻ chân thực của nhân viên, biết được vấn đề họ đang gặp phải. Ngược lại, qua những chia sẻ chân thành, nhân viên cũng phần nào thấu hiểu được suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của người làm quản lý. Từ đó, tìm được tiếng nói chung, tìm được cách điều hành nhân viên hợp lý, hiệu quả.

>> Trở thành nhà quản lý “tài ba” nhờ áp dụng cách quản lý nhân sự hiệu quả

Trải nghiệm giải pháp

quản lý và chăm sóc khách hàng toàn diện cho SMEs Việt

Trải nghiệm thử

Hotline 24/7: (024) 6262 7662