preload

4 Lý do tại sao Marketing tự động lại không đạt được hiệu quả

19/04/2024

- Blog
6,686 lượt xem

Ngày nay người mua có vô vàn các sự lựa chọn, được tiếp cận với một số lượng lớn các nghiên cứu, và  tiếp nhận vô số các thông điệp tiếp thị mỗi ngày. Do đó, không lấy gì làm lạ khi rất nhiều nhà tiếp thị cảm thấy khó khăn để có thể đưa thông điệp của mình đến với công chúng.

Dựa trên kinh nghiệm của tôi khi làm việc với khách hàng với tư cách là nhà tư vấn giải pháp, tôi đã chứng kiến rất nhiều các đội ngũ tiếp thị cố gắng “dự đoán” kết quả chiến dịch của mình và hy vọng rằng thông điệp của họ sẽ được khách hàng tiếp nhận. Thay vì xây dựng một chiến lược tốt dựa trên một vài các yếu tố cơ bản đã được chứng minh, họ tiếp tục mắc phải các sai lầm như nhau hết lần này qua lần khác. Nhưng, điều đó có thể tránh được.

Hãy cùng nhìn vào 4 sai lầm sau bạn phải vượt qua để có thể đảm bảo sự thành công vang dội cho các nỗ lực marketing tự động của mình:

1, Không đối xử với khách hàng mục tiêu của bạn như một cá nhân riêng biệt

Từ kinh nghiệm của tôi, rất nhiều đội ngũ tiếp thị có cơ chế hoạt động kiểu chế độ “nổ hàng loạt”, chỉ gửi đi một thông điệp duy nhất cho mọi loại khách hàng. Đây là một vấn đề thực sự bởi vì, theo như một nghiên cứu trên e-marketer, hơn 85% người dùng internet đặc biệt quan tâm tới chức năng cá nhân hoá như một phần của trải nghiệm mua hàng online. Trên thực tế hội đồng các giám đốc tiếp thị (CMO) đưa ra số liệu rằng hơn một nửa các nhà tiếp thị cấp cao báo cáo rằng việc rử dụng các nội dung đã được cá nhân hoá hoặc các nội dung phong phú và việc sử dụng các tương tác kỹ thuật số sẽ tạo ra tỷ lệ phản hồi và tỷ lệ tương tác cao hơn.

Khách hàng của bạn muốn bạn biết đến họ và ghi nhớ họ mỗi lần họ có tương tác với thương hiệu của bạn. Như vậy hãy bắt đầu làm đúng ngay từ đầu, đảm bảo rằng thông điệp của bạn nhắm chúng phân đoạn cụ thể trong dữ liệu của bạn dựa trên những quyền ưu tiên cụ thể. Thứ hai, luôn luôn cá nhân hoá nội dung của bạn, vì như thế độc giả của bạn sẽ cảm giác như họ đang hội thoại trực tiếp. Một trong những khách hàng của tôi nhận ra rằng dữ liệu khách hàng tiềm năng sẽ tăng 28% thông qua việc các hoạt động tiếp thị dựa trên phần lớn các điểm kích hoạt mang tính hành vi và tính cá nhân hoá. Hãy cùng đến với điểm ghi nhớ tiếp theo.

  1. Hành vi của người dùng lại không được sử dụng để nhắm tới tập khán giả mục tiêu. 

Đây là một trường hợp khác khi công ty tung ra các thông điệp không cụ thể cho một tập khán giả đa dạng (tạp) với những kết quả hạn chế. Cách tốt nhất để tránh tình trạng này là kích hoạt thông điệp của bạn dựa trên việc người đó đang làm gì và phản hồi với một thông tin có liên quan. Thực té là thông điệp gửi đi dựa trên hành vi của khách hàng có tỷ lệ click và hội thoại hơn hơn bởi vì nó được đặt trong bối cảnh. Khi David Daniels, đồng sang lập của tổ chức The Relevancy Group, người đã từng là một nhà phân tích của tổ chức nghiên cứu Jupiter, báo cáo rằng các email định hướng mục tiêu dựa trên các dữ liệu tổng hợp các trang web mà khách hàng đã ghé thăm đã giúp tăng tỷ lệ đọc email hơn 50 % và tăng tỷ lệ hội thoại hơn 350%. Để bắt đầu, bạn nên chắc chắn rằng bạn đang quan sát lắng nghe một cách kỹ càng hành vi người tiêu dùng của mình: các trang web họ ghé hăm, các email họ đọc, và các đường link họ nhấn vào. Thứ hai, thiết lập một mô hình chấm điểm sẽ giúp cho việc đo lường các sở thích chung. Với những dữ liệu này, bạn có thể thiết lập một các điểm kích hoạt phản hồi cho các hành vi của người tiêu dùng và bắt đầu duy trì các cuộc hội thoại có ý nghĩa hơn với khách hàng.

  1. Các nỗ lực marketing không được thiết kế để phục vụ những mục đích chính của kinh doanh.

Theo ý kiến của tôi, một trong những sai lầm lớn nhất của marketers ngày nay là không theo dõi và so sánh các chỉ tiêu chính về hiệu suất của các chương trình marketing với mục tiêu kinh doanh của tổ chức. Nếu bạn tiếp tục thu thập các số  liệu marketing truyền thống như tỷ lệ đọc thư, số lượng clicks để hộ trỡ việc ra quyết định của mình, bạn có thể đã tự làm mình xa rời với mục tiêu lợi nhuận của công ty. Có thể, các số liệu này là quan trọng cho một hoạt động marketing cụ thể của nhà tiếp thị, nhưng đa số các số liệu đó lại vô nghĩa với các cổ đông chính của công ty vì nó không liên quan trực tiếp đến lợi nhuận.

Tập trung vào việc ra tăng lợi nhuận là cách tốt nhất để có thể thống nhất với lãnh đạo điều hành của bạn và thậm chí là đối với các đội ngũ trực tiếp tạo ra doanh thu của bạn. Nói một cách khác, hãy tự hỏi “ các nỗ lực của mình đã đóng góp như thế nào cho lợi nhuận của công ty”  Điều này dễ dàng hơn bạn tưởng. Ví dụ trong một chiến dịch của mình, bạn có thể theo dỗi các số liệu ví dụ như chi phí cho một chương trình thành công, việc thay tên mới cho một chương trình, chi phí cơ hội, việc tạo ra các đơn hàng và doanh số bán từ tập khách hàng tiềm năng và biến họ thành khách hàng trung thành, và chi phí đầu tư để có doanh số bán hàng đó.

  1. Không xuất hiện ở những kênh khách hàng thường xuyên lui tới

Khách hàng thường không để ý tới mình sẽ lui tới những kênh thông tin nào. Theo Ashley Johnston, SVP, của tổ chức Marketing Quốc Tế và Các Dịch Vụ Marketing Chuyên Nghiệp, “Khách hàng không đơn thuần ngủ dậy và bỗng dung nói, “Hôm nay tôi sẽ là một khách hàng của điện thoại di động”. Họ chỉ sử dụng những kênh phù hợp với họ tại thời điểm hiện tại hoặc phục vụ cho các ý định của mình.”

Mục tiêu của các chiến lược Marketing tương tác và gắn kết là xuất hiện trên nhiều kênh thông tin nhất có thể. Chiến lược này còn là về việc khách hàng của bạn cảm nhận như thế nào khi bạn sử dụng các kênh thông tin đó để tương tác với họ. Cách tiếp cận đa kênh được một số người biết đến như chiến lược tối ưu hoá kênh thông tin, trong đó bạn sử dụng kênh thông tin tối ưu nhất mà khách hàng ưa thích. Một vì dụ điển hình nhất là, những người đi làm thì thường sử dụng điện thoại di động, trong khi những người nghỉ hưu thường sử dụng email hoặc thư qua bưu điện. Điều quan trọng là bạn cần phải hiểu được khách hàng của mình và tiếp cận với họ đúng kênh.

Trải nghiệm giải pháp

quản lý và chăm sóc khách hàng toàn diện cho SMEs Việt

Trải nghiệm thử

Hotline 24/7: (024) 6262 7662